Bộ Ngoại giao Mỹ đệ trình Mục tiêu tham vọng đến năm 2025 của Tổng thống Obama nhằm cắt giảm 26-28% ô nhiễm khí hậu của Mỹ so với mức 2005
Dựa trên những tiến bộ lớn đạt được dưới thời Tổng thống Obama trong việc cắt giảm khí thải gây ra biến đổi khí hậu và đang là một vấn đề hàng đầu trên diễn đàn quốc tế, hôm nay Hoa Kỳ đã đệ trình mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính lên Công ước Khung Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC). Mục tiêu này, được gọi là Phần Đóng góp Dự kiến Được Xác định theo Từng Quốc gia (INDC) là một tuyên bố chính thức của Hoa Kỳ được thông báo ở Trung Quốc vào năm ngoái nhằm cắt giảm 26-28% mức khí thải so với mức của năm 2005 vào năm 2025, và thực hiện những nỗ lực lớn nhất để giảm 28%.
Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập- hai nhà lãnh đạo của những nền kinh tế lớn nhất và quốc gia gây ô nhiễm nhiều nhất- đã đưa ra tuyên bố lịch sử về các mục tiêu liên quan tới biến đổi khí hậu giai đoạn sau năm 2020 của Mỹ và Trung Quốc. Lần đầu tiên, Trung Quốc cam kết hạn chế mức phát thải khí nhà kính, cam kết mức phát thải tối đa vào khoảng 2030, nỗ lực hết sức để đạt mức tối đa sớm, và tăng tỷ lệ tiêu thụ năng lương phi hoá thạch lên khoảng 20% vào năm 2030. Tiếp theo tuyên bố lịch sử đó, Liên minh châu Âu đã đặt ra mức INDC tham vọng và có thể đạt được là cắt giảm 40% mức khí thải vào năm 2030. Và tuần trước, Mêhicô đã tuyên bố rằng nước này sẽ đạt tổng mức khí thải nhà kính lớn nhất trước năm 2026- được hỗ trợ bởi những chính sách mạnh mẽ vô điều kiện và một tổ công tác song phương mới để mang lại sự hài hoà về chính sách khí hậu với Hoa Kỳ.
Với những hành động này, cũng như với các mục tiêu INDC mạnh mẽ của Na Uy và Thuỵ Sỹ, những nước đại diện hơn 50% lượng phát thải CO2 toàn cầu đã tuyên bố hoặc chính thức báo cáo các mục tiêu của mình. Hành động ngày hôm nay của Hoa Kỳ thêm một lần nữa cho thấy động thái tiến tới việc đạt được một thoả thuận về khí hậu vào tháng 12 này ở Pari, đồng thời cho thấy Tổng thống Obama cam kết với việc đi đầu trên diễn đàn quốc tế này.
Mục tiêu của Hoa Kỳ là sẽ tăng khoảng gấp đôi tốc độ cắt giảm ô nhiễm carbon ở Mỹ từ mức 1,2 % trung bình năm trong giai đoạn 2005-2020 lên khoảng 2,3-2,8% trung bình năm trong giai đoạn 2020-2025. Mục tiêu tham vọng này dựa trên việc phân tích chuyên sâu mức giảm ô nhiễm carbon hiệu quả về mặt chi phí có thể đạt được theo luật hiện hành và sẽ giúp Mỹ tiến tới việc đạt được mức cắt giảm sâu trong toàn nền kinh tế là 80% hoặc hơn nữa vào năm 2050. Những nỗ lực đều đặn của Chính quyền trong việc cắt giảm khí thải sẽ đem lại mức cắt giảm ô nhiễm carbon ngày càng lớn, cải thiện y tế công cộng, và tiết kiệm tiêu dùng theo thời gian, đồng thời cung cấp nền tảng vững chắc để đạt được mục tiêu mới của Hoa Kỳ.
Duy trì các bước tiến
Sự lãnh đạo của Hoa Kỳ ở cấp độ quốc tế khởi nguồn từ trong nước. Vào năm 2009, lượng phát thải khí nhà kính của Mỹ dự kiến tiếp tục tăng vô hạn. Khi bắt đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Obama đã đặt mục tiêu tham vọng là cắt giảm lượng phát thải so với mức 2005 khoảng 17% vào năm 2020. Trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên, Chính quyền đã có những động thái mạnh nhằm cắt giảm ô nhiễm carbon, bao gồm việc đầu tư hơn 80 tỷ đôla vào các công nghệ năng lượng sạch theo Đạo luật Khôi phục, thiết lập các tiêu chuẩn hiệu quả về năng lượng ứng dụng và kinh tế năng lượng mang tính lịch sử, tăng gấp đôi lượng sản xuất điện gió và mặt trời, và thực hiện các biện pháp hiệu quả năng lượng tham vọng. Đầu nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Obama đã đưa ra một Kế hoạch Hành động về Khí hậu tham vọng nhằm cắt giảm ô nhiễm carbon, chuẩn bị cho quốc gia đối đầu với những tác động về khí hậu, và đi đầu trên diễn đàn quốc tế trong việc tập hợp các quốc gia lớn và nhỏ họp bàn để cam kết hành động về biến đổi khí hậu. Bên cạnh việc củng cố những nỗ lực trong nhiệm kỳ đầu tiên để thúc đẩy năng lượng tái tạo và vấn đề hiệu quả năng lượng, Kế hoạch đang cắt giảm ô nhiễm carbon thông qua những biện pháp mới, bao gồm: